Khai thác hết tiềm năng hương hiệu ẩm thực Bún Bò Huế liệu có khả thi?
Tiềm năng của ngành ẩm thực Việt thực sự rất to lớn. Tuy nhiên, việc khai thác hết tiềm năng hương hiệu ẩm thực Bún Bò Huế liệu có khả thi?
Dưới đây là bài tóm tắt buổi nói chuyện với doanh nhân nghệ sỹ Hùng Cửu Long về chủ đề trên. Bài viết của chuyên gia Võ Văn Quang - kèm theo Video Talk với doanh nhân nghệ sĩ Hùng Cửu Long.
Dưới đây là bài tóm tắt buổi nói chuyện với doanh nhân nghệ sỹ Hùng Cửu Long về chủ đề trên. Bài viết của chuyên gia Võ Văn Quang - kèm theo Video Talk với doanh nhân nghệ sĩ Hùng Cửu Long.
Tìm hiểu khái niệm 'nhãn hiệu chứng nhận'
Cần thiết phải giải thích nhanh và để hiểu là Nhãn hiệu chứng nhận độc quyền, ai không đăng ký sử dụng thì thôi, chứ không phải cấm dùng từ 'Bún Bò Huế' như rất nhiều ý kiến của công chúng đang phản ảnh...! Tuy nhiên có lẽ nguyên nhân gây hiểu lầm là chính lời giải thích (không đúng) rằng không được phép sử dụng 'tên gọi' Bún Bò Huế mà thực chất là chỉ không được phép sử dụng Logo Nhãn hiệu chứng nhận Bún Bò Huế mà thôi.
Đồng thời một thắc mắc của số đông là 'có phải đi ra Huế' để đăng ký nhãn hiệu này không? Việc đăng ký cũng rất dễ, thông qua hệ thống luật sư đại diện, chứ không phải tự mình ra Huế để đăng ký như mọi người đang lo... Cần biết rằng tẩt cả các nhãn hiệu đăng ký tại Mỹ đều thông qua các công ty luật tư nhân được nhà nước ủy quyền làm đại diện. Theo đó việc đăng ký nhãn hiệu Bún Bò Huế sẽ thông qua hệ thống luật sư làm đại diện tại các tỉnh thành cũng như tại nước ngoài.
Trước đây bảo chí có không ít lần phàn nàn các doanh nghiệp và địa phương do không đăng ký bảo hộ thương hiệu (Vd: Cà phê Trung Nguyên, thuốc lá Vinataba hay Cà phê Buôn Ma Thuộc, nước mắm Phú Quốc do Thái Lan sử dụng) dẫn đến nguy cơ bị nước ngoài đăng ký trước. Nhưng nay khá nhiều báo lại phản ứng phủ nhận việc Huế chủ động đăng ký và khai thác một thương hiệu di sản (ẩm thực) của Việt Nam...(?)
Việc đăng ký và khai thác thương hiệu Bún Bò Huế sẽ mở ra nhiều cơ hội kinh tế rất thiết thực không chỉ trong nước mà còn cho cộng đồng hàng triệu người Việt khắp thế giới. Tình huống này cũng tác động làm thay đổi tư duy kinh tế của giới start-ups, doanh nhân cũng như các nhà hoạch định chính sách mà lâu nay vốn chỉ biết tư duy theo năng suất, theo khai thác tài nguyên, theo kinh tế hàng hóa đơn thuần... mở ra hướng tư duy kinh tế giá trị mềm, kinh tế văn hoá di sản và kinh tế tri thức - sáng tạo.
Tiềm năng ngành ẩm thực Việt Nam...
Đúng như tiên đoán của Philip Kotler, Việt Nam có tiềm năng lớn trong lĩnh vực ẩm thực, mà ở đây chúng tôi xin nói rõ hơn đó là ngành công nghiệp ẩm thực với nhiều chuỗi giá trị trị giá hàng chục Tỷ Đô La nếu biết cách khai thác bài bản.
Ẩm thực Việt là những ngành công nghiệp nhiều tỷ Đô La và rất là thiết thực vì là người Việt ai cũng có thể tiếp cận và cùng khai thác. Nhất là anh chị em đang sống ở nước ngoài...
Việc thiết lập chiến lược khai thác thương hiệu (nhãn hiệu chứng nhận - certificating mark) Bún Bò Huế tạo ra những tiền đề lớn cho phát triển ngành công nghiệp ẩm thực Việt Nam xứng tầm quốc tế. Trong một tương lai không xa không chỉ có hàng nghìn, hàng vạn cửa hàng Bún Bò Huế do người Việt làm chủ mà còn có cơ hội nhượng quyền Bún Bò Huế cho các chuỗi nhà hàng quốc tế. Cùng với Phở, Bánh Mì, Bún Chả... tạo ra một ngành kinh tế kéo theo các chuỗi cung cấp nguyên liệu thực phẩm sạch, vật tư và nhất là tạo đầu ra cho nguồn nhân lực...
Xin liệt kê sơ bộ những cơ hội tạo ra từ thương hiệu Bún Bò Huế và các sản phẩm ẩm thực tương tự:
- Mạng lưới luật sư đại diện đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho các cửa hàng, chuỗi nhà hàng Bún Bò Huế trong nước và ngoài nước...
- Mạng lưới các đầu bếp, bếp trưởng và nghệ nhân ẩm thực có năng lực huấn luyện & hướng dẫn chế biến và nấu món Bún Bò Huế đúng công thức và bảo đảm vệ sinh an toàn (thành lập Hội các đầu bếp, bếp trưởng và nghệ nhân ẩm thực Huế - The Association of Cook, Chef & Artisan in Hue Culinary).
- Các nhà máy chế biến súp cô đặc, (vd như Vissan) cho món Bún Bò Huế cung cấp cho các chuỗi nhà hàng và gia đình nấu món Bún Bò Huế đúng công thức (giống như thương hiệu Campbell Sup của quốc tế)
- Các sản phẩm bún khô phục vụ cho Bún Bò Huế ở những thị trường chưa có nguồn cung cấp bún tươi (cơ hội cho nhà máy như Bích Chi, Vifon, Miliket...), cần nhớ 1/3 Phở ở Mỹ và nước ngoài là 'bánh phở khô'.
- Sản xuất quà tặng, quà lưu niệm theo chủ đề văn hoá Huế bán kèm trong chuỗi hệ thống cửa hàng Bún Bò Huế
Kì vọng vào những động thái tích cực của thương hiệu Việt
Còn nhớ chuỗi cửa hàng ẩm thực Việt mang tên Wrap & Roll đã thu hút quỹ đầu tư Mekong Capital với số vốn 6,9 triệu USD. Mô hình Wrap & Roll được gọi là 'ẩm thực chuyên đề' (thematic culinary brand) dựa trên truyền thống các món ẩm thực của cuốn và gói gồm rất nhiều món ăn Việt dựa trên nền tảng bánh tráng gạo cuốn với nhân (bánh cuốn nóng, gói cuốn, thịt luộc cuốn...) và ăn ngay hoặc chiên rán (nem rán)...
Cùng một thời điểm, huyện Trảng Bàng - Tây Ninh được vinh danh di sản quốc gia đối với món Bánh Tráng Phơi Sương Trảng Bàng một lối ẩm thực dân dã nhưng rất cầu kỳ và lành mạnh: bánh tráng 2 lớp phơi năng, sau đó nướng phồng rồi trải qua công đoạn phơi sương cho mềm... cùng với thịt heo luộc, nước chấm, đồ chua và nhất là với gần 20 loại rau thiên nhiên của vùng Trảng Bàng - Tây Ninh... Đây là cơ hội khuếch trương và phát triển hơn nữa các chuỗi cửa hàng Bánh Tráng Phơi Sương Trảng Bàng ra khắp nơi.
Câu chuyện thứ ba do những người trong cuộc đang ẩm mưu khai thác đề tài ẩm thực Bún Chả Hà Nội sau sự kiện Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama viếng thăm một nhà hàng Bún Chả tại Hà Nội cùng với chuyên gia ẩm thực nối tiếng thế giới là Anthony Bourdain. Đề tài này do chuyên gia trực tiếp khởi xướng.
Theo Brands Vietnam
MarketingAI - Admicro
Khai thác hết tiềm năng hương hiệu ẩm thực Bún Bò Huế liệu có khả thi?
Reviewed by Unknown
on
11:57
Rating:
Không có nhận xét nào: