Làm sao để sử dụng 4 Tool Digital Marketing để làm việc
Marketing truyền thống không còn là duy nhất nữa bởi ngày nay, phương tiện mà ai ai cũng sở hữu là chiếc smartphone - có cả thế giới trong tầm tay chỉ với kết nối wifi Internet. Do đó mà không doanh nghiệp nào lại không muốn tận dụng tối đa ưu thế của các công cụ Marketing Online, đem lại hiệu quả cực lớn và giúp tiếp cận lượng khách hàng lớn hơn bao giờ hết.
1. Email Marketing trong Digital
Email marketing giúp bạn thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng. Để chiến dịch email marketing đạt hiệu quả tốt, một người làm tiếp thị qua email phải thực hiện 2 việc quan trọng. Thứ nhất là thu thập địa chỉ email khách hàng tiền năng. Thứ hai là tạo ra nội dung marketing để gửi cho những email đó thương xuyên đến hết chiến dịch. Mục đích để mọi người mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của công ty.
- Tiếp thị qua email có nhiều ưu điểm, tiêu biểu như:
- Nhanh chóng
Tiếp thị qua email nhanh hơn qua mail thông thường. Ít nhất 2 ngày để 1 lá thư thông thường đến tay những khách hàng tiềm năng, nhưng với 1 email thì chỉ mất khoảng vài giây, và với số lượng nhiều thì chỉ trong vài phút.
- Tiếp thị xuyên quốc gia miễn phí
Nếu bạn gửi thư bưu điện ra nước ngoài thì chi phí khá tốn kém, thế nhưng đối với email, bạn có thể gửi chúng đi khắp thế giới mà không tốn một xu. Bạn cũng sẽ tiếp cận và giao thương với khách hàng quốc tế một cách dễ dàng.
- Theo dõi
Đối với tiếp thị qua email, thật dễ dàng để bạn theo dõi được khách hàng nào nhận được email của bạn, ai mở chúng ra xem, và địa chỉ email nào không còn tồn tại nữa. Bạn cũng có thể biết được ngay chiến dịch marketing của bạn có hiệu quả hay không.
- Bên cạnh những ưu điểm, email marketing cũng có một vài khuyết điểm đáng chú ý như:
- Khách hàng có xu hướng phớt lờ email của bạn
Thói quen của mỗi người là kiểm tra hộp thư đến hằng ngày. Họ thường nhận được hàng trăm thư rác, vì vậy họ cảm thấy phiền phức và dĩ nhiên, email của bạn có khả năng bị họ phớt lờ hoặc thậm chí đưa vào thùng rác mà không mở ra xem.
- Tiêu tốn thời gian
Mặc dù gửi email thì nhanh hơn gửi bưu điện thông thường, nhưng quá trình tiếp thị qua email thì tốn khá nhìu thời gian. Đó là khi bạn phải xây dựng trang web quản trị email của khách hàng và viết email tiếp thị để gửi cho khách hàng mỗi ngày. Bởi vì bạn muốn phát triển dòng sản phẩm mới và doanh số bán hàng, nên bạn phải tạo email mới thường xuyên.
- “Danh sách đen”
Nếu có khách hàng phàn nàn về việc bạn gửi spam mail cho họ, thì địa chỉ IP của bạn sẽ được liệt vào “danh sách đen”. Khi điều này xảy ra, thì không ai nhận được email của bạn cả. Để tránh trường hợp đó, hãy sử dụng chương trình “trả lời tự động” để quét email của bạn trước khi bạn gửi chúng cho khách hàng.
Nếu như PR là lời khen ngợi khách quan từ một bên thứ ba, thì Email là quảng bá trực tiếp bản thân tới với khách hàng. Xét về khía cạnh cùng là công cụ viết, Email Marketing đôi khi gây ra cho khách hàng những ấn tượng không tốt nếu như bạn gửi quá nhiều email và liên tục chào bán những nội dung sản phẩm giống nhau. PR lại có ưu thế hơn bởi PR là "lời nhận xét khách quan" từ công chúng thứ ba, nên thông tin dễ được tin tưởng, thuyết phục, hơn nữa đăng tải trên các trang báo có lượng tiếp cận cao sẽ giúp cho thương hiệu của bạn được rất nhiều người biết đến.
2. PR - Quan hệ công chúng
Có thể nói PR là chữ P thứ 5 của Marketing Mix sau Positioning – Định vị sản phẩm (1) People – Người tiêu dùng (2) Price/promotion – Giá cả/khuyến mãi (3) Place – Nơi tiêu thụ/kênh phân phối (4).PR đem thông tin về công ty và sản phẩm tới cho người tiêu dùng.
Vậy PR khác với quảng cáo thế nào?
Vậy PR khác với quảng cáo thế nào?
- Truớc hết, PR mang tính khách quan hơn bởi các hoạt động này thường dùng các phương tiện trung gian có tính khách quan để đem thông điệp đến cho người tiêu dùng:
- Thông cáo báo chí và bài viết trên các báo đài.
- Các chương trình tài trợ.
- Các hoạt động từ thiện.
- Thông điệp của các hoạt động PR thường ít mang tính thương mại rõ ràng, mà có tính thông tin nhiều hơn, nên đễ được đối tượng chấp nhận hơn.
- Sau nữa, các hoạt động PR mang đến nhiều thông tin cụ thể hơn cho người tiêu dùng. Thí dụ khi công ty bảo hiểm Bảo Minh CMG đưa ra thị trường sản phẩm bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, chiến dịch quảng cáo tập trung quanh chủ đề “Phước Lớn” phù hợp dưới hình ảnh chung của công ty “Lớn”, cùng lúc đó các khách hàng đến dự chương trình PR khám sức khoẻ miễn phí tại quảng trường Sài Gòn có thể nhận được những thông tin cụ thể hơn rất nhiều về chính sách bảo hiểm bệnh hiểm nghèo này liên quan đến mức phí, quyền lợi…
- Các hoạt động PR thường có chi phí thấp hơn do không phải chi các khoản tiền lớn thuê mua thời lượng trên các phương tiện truyền thông và không cần chi phí thiết kế sáng tạo và sản xuất cao. Ngân quỹ cho hoạt động PR của các công ty thường ít hơn chi phí quảng cáo hàng chục lần. Tuy nhiên, hiệu quả thông tin thường lại không thấp hơn, do tính chất tập trung của đối tượng và nhờ tác dụng rộng rãi của truyền miệng (word – mouth).
- Các hoạt động PR cũng thường mang tính nhất quán lâu dài hơn. Một khẩu hiệu quảng cáo, một tính chất của sản phẩm hay thậm chí một chiến lược kinh doanh có thể thay đổi khá thường xuyên để bắt kịp thị hiếu của thị trường, song hình ảnh và các giá trị của thương hiệu thường phải được xây dựng và gìn giữ trong một quá trình lâu dài mới tranh thủ được lòng tin của công chúng.
- Một đặc điểm nữa của hoạt động PR là thường đem đến lợi ích cụ thể cho đối tượng. Một chương trình ca nhạc do Nokia tài trợ không chỉ quảng bá cho sản phẩm của Nokia mà còn là một hoạt động giải trí có tính văn hoá và chất lượng nghệ thuật cao cho người xem. Bia Tiger tài trợ cho bóng đá Việt Nam cũng được thưởng thức Cup Tiger hấp dẫn. Đó là chưa kể đến những hoạt động PR mang tính từ thiện rõ ràng như Foster’s bia chi hàng trăm triệu đồng nâng cấp bệnh viện Đà Nẵng.
- Các hoạt động PR của nhiều công ty thường có mục tiêu gây cảm tình của công chúng nói chung mà không gắn với sản phẩm cụ thể. Rõ ràng là hoạt động PR ít nhiều có tác dụng tích cực cho xã hội.
Tuy nhiên có một số mặt hạn chế của PR là : thông điệp thường được gói gọn mà không đưa ra trực tiếp; nội dung cần ấn tượng và dễ nhớ do sử dụng thị giác để kích thích; Khó kiểm soát vì nội dung thông điệp thường được chuyển tải qua góc nhìn của bên thứ ba (nhà báo, nhân vật nỗi tiếng, chuyên gia, sự kiện..).
Giữa PR và quảng cáo có một mối quan hệ hữu cơ khắng khít. Các chiến dịch quảng cáo thường được hỗ trợ bởi các hoạt động PR song song. Thí dụ show quảng cáo mới gần đây của bia Tiger The quest được quảng bá bằng chiến dịch PR khá rầm rộ. Ngược lại, nhiều chương trình PR cũng được quảng cáo rộng rãi như chương trình học bổng Đèn đom đóm của sữa Cô gái Hà Lan.
Giữa PR và quảng cáo có một mối quan hệ hữu cơ khắng khít. Các chiến dịch quảng cáo thường được hỗ trợ bởi các hoạt động PR song song. Thí dụ show quảng cáo mới gần đây của bia Tiger The quest được quảng bá bằng chiến dịch PR khá rầm rộ. Ngược lại, nhiều chương trình PR cũng được quảng cáo rộng rãi như chương trình học bổng Đèn đom đóm của sữa Cô gái Hà Lan.
Các ngành thường hay sử dụng bài PR gồm có: Các doanh nghiệp F&B (Nhà hàng, Ẩm thực), Giáo dục (Trung tâm tiếng Anh), Dịch vụ cưới hỏi, Làm đẹp...
3. Banner
Quảng cáo Banner truyền thống (Traditional banner ads): là hình thức quảng cáo banner thông dụng nhất, được nhiều người lựa chọn vì thời gian tải nhanh, dễ thiết kế và thay đổi, dễ chèn vào website. Quảng cáo banner truyền thống chứa những thông điệp quảng cáo ngắn bao gồm cả chữ và ảnh (gif, jpeg, flash) có khả năng kết nối đến một trang hay một website khác.
Quảng cáo In-line (In-line ads): hình thức này được định dạng trong một cột ở phía dưới bên trái hoặc bên phải của một trang web, quảng cáo in-line có thể hiển thị dưới dạng một đồ họa và chứa một đường link, hay có thể chỉ là một đoạn text với những đường siêu liên kết nổi bật với những phông màu hay đường viền.
Quảng cáo pop-up (Pop-up ads): quảng cáo dưới dạng này sẽ bật ra một cửa sổ web khi khách hàng truy cập website hoặc khi click vào một đường link trên web.
Quảng cáo Banner là công cụ Marketing Online hiệu quả cho Doanh nghiệp do thu hút được lượng tương tác rất cao, kèm theo video âm thanh kích thích khách hàng khám phá, đồng thời có tính hiệu quả cao trong việc quảng bá thương hiệu do khả năng hiển thị thông điệp quảng cáo khá tốt.
Cùng với thói quen check-in, tìm kiếm thông tin mình cần qua Internet nên việc thiết lập một quảng cáo banner hấp dẫn, độc đáo trên những trang web với lượng truy cập rộng lớn là điều hết sức cần thiết và mang lại hiệu quả tương tác lớn.
Ưu điểm của quảng cáo bằng banner:
- Tiếp cận khách hàng đơn giản và dễ dàng
- Chi phí quảng cáo hợp lý
- Thời gian triển khai quảng cáo banner nhanh, không tốn công sức
- Tăng vị thế, tăng yếu tố tin tưởng từ khách hàng tới thương hiệu, sản phẩm của bạn khi banner quảng cáo của bạn xuất hiện trên các website lớn, uy tín.
- Tính tương tác
Nhược điểm lớn nhất của quảng cáo banner có sẽ là tốn chi phí, từ chi phí thiết kế banner đến chi phí đặt banner trên các website khác.
Làm thế nào để quảng cáo banner hiệu quả?
Hầu hết người sử dụng web đều có thói quen đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Vì thế theo một cách tự nhiên, vị trí tốt nhất để đặt banner quảng cáo đạt hiệu quả có thể là góc bên cùng bên trái hoặc đơn giản là vị trí hàng đầu của bất cứ website nào.
Các ngành hàng thường xuyên sử dụng banner và đạt được hiệu quả rất cao là: Bất động sản, Thời trang, Ngành hàng tiêu dùng (FMCG), Điện tử - viễn thông, Dược phẩm - chăm sóc sức khỏe...
4. Google Adwords và SEO
Đối với SEO bạn phải tối ưu website, thiết kế website đúng chuẩn, hiển thị tốt trên các trình duyệt, khai báo sitemap và biên tập nội dung và xây dụng backlink để xuất hiện trên top Google có thể 1, 2 tháng hoặc nhiều tháng hoặc lâu hơn. Tuy nhiên đối với quảng cáo Google Adwords thì website của bạn sẽ xuất hiện đứng đầu top google chỉ sau vài phút thiết lập.
Vị trí hiển thị
Quảng cáo google adwords sẽ có 4 kết quả hiện thị phía trên trong công cụ tiềm kiếm, phía bên dưới là kết quả hiện thị tự nhiên là SEO không phải trả tiền. Khả năng khách hàng click vào quảng cáo sẽ cao hơn SEO. Theo một nghiên cứu cho thấy 64% khách hàng truy vấn tìm kiếm sẽ click vào hiện thị quảng cáo, còn lại sẽ click vào các kết quả tìm kiếm tự nhiên là 46% .
Hiệu quả và lợi nhuận
Cả 2 đều mang đến hiệu quả nhất định, cụ thể hơn bạn có thể xem trong google analytics để biết chính xác khách hàng của bạn đang cần gì.
Như trên đã nói đối với SEO website bạn đứng top google và được nhiều click vào thì càng giữ được thứ hạng và website bạn cần phải được cập nhật nội dung hằng ngày và tối ưu hóa website thân thiện cho google.
Nhưng với quảng cáo Google Adwords có thể gặp phải những click “tặc” do các đối thủ cố tình click
Chi phí
Quảng cáo google adwords chỉ tính phí khi người dùng click vào quảng cáo của bạn, và chi phí đó sẽ bị trừ dần trong ngân sách đến khi nào không còn số dư trong ngân sách thì quảng cáo không hiển thị nữa và chi phí này được báo cáo trong trang quản lý chiến dịch Adwords của Google.
SEO: Để đứng đầu top Google mất nhiều công sức và chi phí và thời gian nhưng khi đã lên hạng bạn sẽ nhận được càng nhiều click chuột và cơ hội, dĩ nhiên là không mất phí gì cả, chỉ tốn phí duy trì hàng tháng nếu bạn đang được đối tác làm việc để duy trì thứ hạng đó cho bạn, họ sẽ tư vấn và làm để luôn giữ thứ hạng cao trên Google.
Làm sao để sử dụng 4 Tool Digital Marketing để làm việc
Reviewed by Mt Bkav
on
17:10
Rating:
Không có nhận xét nào: