Workshop là gì? Những điều cần lưu ý cho một buổi workshop hoàn hảo
Hiện nay, workshop ngày càng nhiều và đa dạng. Bạn có thể tìm thấy những buổi workshop cho bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào: Công nghệ thông tin, y tế, giáo dục, marketing, giải trí… Mỗi khi xuất hiện một vấn đề nổi bật, đều có các workshop được mở ra để chuyên gia cùng bàn bạc, trao đổi với những người tham gia. Vậy thực chất workshop là gì không? Thế nào là một buổi workshop đúng nghĩa? Bài viết hôm nay sẽ giải đáp cho bạn tất cả những thắc mắc trên.
Workshop là gì?
Workshop là một khái niệm khó có thể định nghĩa chính xác bằng tiếng Việt. Ở Việt Nam thì workshop được biết đến là một (hoặc một chuỗi) buổi trao đổi kiến thức, phương pháp, kỹ năng của một lĩnh vực nào đó.
Tùy theo chủ đề hướng đến mà mỗi buổi workshop sẽ mời các diễn giả (speaker) phù hợp đến để trao đổi với các bạn tham gia. Các workshop thường kéo dài 2-4 tiếng, với 2 hoạt động chính, thứ nhất là những bài nói chuyện của khách mời và thứ hai là Q&A (hỏi đáp).
Workshop là gì (Nguồn: Internet) |
Không có một giới hạn nào về số thành viên tối đa trong một buổi workshop, từ chỉ có mười mấy người đến những sự kiện lớn có thể lên tới hàng trăm người. Tất cả phụ thuộc khá nhiều vào khả năng của đơn vị tổ chức như là về nội dung hoặc không gian. Và không gian tổ chức có thể là không gian kín hoặc mở, nhưng cần đủ rộng rãi, thoải mái cho các thành viên trao đổi, networking, teamwork,…
Những điều cần lưu ý cho một buổi Workshop hoàn hảo
Những diều cần lưu ý cho một buổi Workshop hoàn hảo (Nguồn: Internet) |
Chuẩn bị cho workshop
Khi chuẩn bị một workshop thì các business analyst cần chuẩn bị:
- Xác định rõ ràng mục đích và kết quả đầu ra
- Xác định các bên liên quan cần tham gia
- Xác định người điều phối và người ghi chép
- Tạo ra một chương trình nghị sự – agenda
- Xác định phương thức để ghi lại, nắm bắt kết quả đầu ra
- Lên kế hoạch cho phiên làm việc và mời các đối tượng liên quan tham dự
- Sắp xếp phòng ốc, máy chiếu, trang thiết bị cần thiết khác cho phiên làm việc
- Gởi chương trình nghị sự hoặc các kịch bản (nếu có) để người tham dự chuẩn bị và tăng năng suất lao động ở meeting
Xác định vai trò các đối tượng tham dự workshop
Để tiến hành một workshop thành công thì cần xác định rõ công việc và trách nhiệm, kết quả đầu ra cho mỗi vai trò. Bạn cần nhớ là một người có thể đóng nhiều vai trò khác nhau trong một workshop:
Nhà tài trợ (Sponsor)
Là người hậu thuẫn cho workshop nhưng có thể không phải là người tham dự phiên làm việc và không chịu trách nhiệm cho kết quả đầu ra.
Khác với các chương trình với nhiều hạng mục tài trợ, quy mô workshop thường khá nhỏ với đối tượng khán giả đặc thù. Chính vì thế, trong workshop, thường sẽ không có sự phân chia về hạng mục tài trợ.
Người điều phối (Facitilitator)
Người điều phối là người cầm trịch cho workshop, giới thiệu các mục tiêu và chương trình nghị sự của workshop, hướng các thành viên tham dự theo cấu trúc và quy tắc của workshop, giữ các hoạt động bám theo mục tiêu và kết quả kỳ vọng đầu ra, tạo điều kiện cho việc ra quyết định và giải quyết các xung đột (nếu có), đảm bảo tất cả các thành viên tham dự được thể hiện quan điểm và được lắng nghe.
Khác với nhà tài trợ, người điều phối đi theo workshop từ đầu đến cuối. Chính vì thế, vị trí này đòi hỏi hai điều, đó là khả năng bao quát, khả năng phối hợp với các bộ phận khác, và khả năng giải quyết những tình huống bất ngờ.
Người ghi chép (Note-taker)
Người ghi chép tài liệu hoá các quyết định được đưa ra theo định dạng đã được xác định trước workshop, theo dõi bất kỳ hạng mục hoặc vấn đề mà chưa hoàn thành trong phiên.
Người giám sát thời gian (Timekeeper)
Người giám sát thời gian có nhiệm vụ đảm bảo các hạng mục trong agenda của workshop hoạt động theo đúng khung giờ và thời gian trong kế hoạch ban đầu. Dù không xuất hiện trực tiếp trong workshop như người điều phối, vị trí “sau cánh gà” này đòi hỏi sự sát sao và kỷ luật rất chặt chẽ về thời gian, cũng như bao quát workshop dưới góc độ thời gian (so với góc độ về nội dung của người điều phối).
Tiến hành workshop
Đảm bảo các thành viên tham dự có một sự hiểu biết chung, người điều phối thường bắt đầu bằng việc tuyên bố về mục đích của phiên làm việc và các kết quả kỳ vọng đầu ra. Với một số người điều phối có kinh nghiệm thì họ thường bắt đầu workshop bằng câu chuyện ngắn vui nhộn để phá vỡ các rào cản trong giao tiếp và tạo cho mọi người cảm thấy thoả mái làm việc với nhau. Thiết lập sự đồng thuận trên cơ sở nguyên tắc là một phương pháp hiệu quả để tạo ra một môi trường phiên làm việc có tính cộng tác ở mức cao.
Bạn có thể tham khảo một vài quy tắc phổ biến sau:
- Tôn trọng các quan điểm của người khác
- Tất cả mọi người kỳ vọng được đóng góp
- Thảo luận cần được giới hạn trong khung thời gian đã được thiết lập
- Thảo luận về vấn đề, chứ không thảo luận về con người
- Một sự đồng thuận với các quyết định được đưa ra
- Trong suốt workshop, người điều phối sẽ duy trì sự tập trung bằng cách xác nhận thường xuyên các hoạt động của phiên với mục đích và kết quả đầu ra.
Tổng kết workshop
Sau workshop, người điều phối tiếp tục làm việc với các hạng mục đã thảo luận, ghi nhận trong workshop, hoàn thành các tài liệu liên quan, phân phối chúng đến người tham dự và các bên liên quan về hạng mục đã được hoàn thành.
Workshop là một kỹ thuật hiệu quả để đạt được sự đồng thuận về cách giải quyết các vấn đề trong khoản thời gian ngắn. Kỹ thuật này cung cấp cho các bên liên quan để tương tác, phối hợp, ra quyết định, và đạt được một sự hiểu biết lẫn nhau. Kỹ thuật này thường có chi phí thấp hơn chi phi đi phỏng vấn từng đối tượng liên quan. Các phản hồi liên quan đến vấn đề và quyết định gần như được cung cấp ngay tức thì bởi người tham dự.
Nhưng việc quyết định sử dụng kỹ thuật này cần xem xét lên kế hoạch sao cho thuận tiện nhất cho người tham dự. Sự thành công của workshop phụ thuộc rất nhiều về kinh nghiệm của người điều phối và kiến thức của người tham dự.
Workshop là gì? Những điều cần lưu ý cho một buổi workshop hoàn hảo
Reviewed by Kiều Trinh
on
17:19
Rating:
Không có nhận xét nào: