D2C là gì? Cơ hội và thách thức khi dùng mô hình D2C
Hiện nay, có một mô hình mới đang phát triển nhưng nó đem lại hiệu quả vô cùng tốt cho các thương hiệu cho việc thiết lập, duy trì mối quan hệ với khách hàng, giúp các thương hiệu hiểu tâm lý khách hàng hơn và từ đó có những thay đổi về chiến lược phát triển sản phẩm. D2C là mô hình kinh doanh tiềm năng và là minh chứng thành công trong việc chuyển đổi hoạt động kinh doanh trong thời đại công nghệ mới. Cùng tìm hiểu D2C là gì và điều tạo ra sự khác biệt của mô hình D2C với các mô hình truyền thống, tất cả sẽ có trong bài viết sau đây.
D2C là gì
D2C là từ viết tắt của cụm từ Direct to Customer, là hình thức bán hàng trực tiếp từ người bán tới tay người mua thông qua website, cửa hàng chính hãng chứ không qua các kênh như đại lý, cửa hàng bán lẻ hay nhà phân phối,… Thương hiệu D2C thường sở hữu toàn bộ hệ thống chuỗi giá trị khách hàng, thiết kế, sản xuất, marketing, phân phối.
Trình tự D2C thông thường sẽ bắt đầu bằng việc khách hàng truy cập vào link phân phối sản phẩm và tiến hành đặt hàng, nhân viên sẽ gọi lại cho khách hàng và xác nhận đơn hành sau đó chuyển trạng thái đơn hàng sang đặt hàng thành công và bạn sẽ được tính hoa hồng cho đơn hàng đó. Tiền hoa hồng cho sản phẩm thường khá cao và sẽ chênh lệch tùy thuộc vào các mặt hàng kinh doanh khác nhau.
So với cách làm marketing khác thì D2C tối ưu chi phí rất nhiều và mang lại cơ hội cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tố với khách hàng.
Cơ hội và thách thức của mô hình D2C
Thách thức
Thách thức của mô hình D2C là gì thì thực chất đây mới chỉ là mô hình nhỏ, chưa nhận được sự tin dùng cao của nhiều thương hiệu. Hiện nay, các doanh nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai, đặc biệt là trong giai đoạn bắt đầu chuyển đổi. Mô hình này đã tạo ra cuộc chơi mới là cuộc chơi gia tăng trải nghiệm đồng nhất đến khách hàng cũng như khả năng cạnh tranh giữa các thương hiệu khác trên thị trường. Doanh nghiệp nào có sản phẩm tốt, kiểm soát hoạt động kinh doanh hiệu quả và trải nghiệm tiêu dùng tốt thì doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế nhất định để phát triển lâu dài.
Cơ hội
Giảm thiểu phần lớn ngân sách khi phân phối sản phẩm tới các đại lý hệ thống, giúp nâng cao uy tín và sự tin cậy của khách hàng về sản phẩm chính hãng.
Đối với doanh nghiệp sử dụng mô hình D2C thì cần nắm rõ được data khách hàng, nhân khẩu học và thói quen mua sắm để từ đó chủ động trong việc nghiên cứu, thu thập dữ liệu chính xác nhất để làm tiền đề cho việc phát triển, sản xuất sản phẩm mới phù hợp với xu hướng người dùng hơn.
Từ kết quả thu được từ mô hình D2C thì doanh nghiệp sẽ có hướng điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp, hợp lý để nâng cao trải nghiệm khách hàng, nâng tầm chuyên nghiệp cho thương hiệu.
Tối ưu hóa quản lý hiệu quả quản lý nhanh chóng và chặt chẽ các kênh truyền thông của doanh nghiệp.
Kết
Trên đây là toàn bộ chia sẻ thông tin đến khái niệm D2C là gì, cũng như cơ hội và thách thức của D2C. Có thể thấy, đây tuy là mô hình mới nhưng những gì nó mang lại thì không thể phủ nhận đối với các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp nên loại bỏ khâu bán lẻ trung gian.
Không có nhận xét nào: